CEO là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy bạn đã biết CEO là gì và làm gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
CEO là viết tắt của từ gì?
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức.
Tại Việt Nam, CEO có thể đảm nhận thêm vị trí, chức vụ khác như chủ tịch, chủ tịch hội đồng quản trị.
Trình độ và kỹ năng của CEO
Theo Viện Kế toán – Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đến Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán,… Viện này đưa ra những môn học được đánh giá “sát sườn” (theo kết luận của Viện Kế toán – Quản trị Doanh nghiệp) gồm: Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.
Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như “Cử nhân”. CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
CEO làm gì?
Nói chung, đây là người quản lý điều hành cao nhất của một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Cấp trên của CEO là hội đồng quản trị hay hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH). Cấp dưới của CEO là các giám đốc chức năng và toàn bộ bộ máy nhân sự của công ty.
Với vị trí và quyền hạn rất cao như thế, công việc của một CEO là lập chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của CEO là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả… Nói một cách ví von, nếu công ty như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách trơn tru và hướng đến chỉ số công suất cao nhất.
Một số CEO tài ba trên thế giới
CEO của Google: Sundar Pichai (người Ấn Độ)
CEO của Microsoft: Satya Nadella (người Mỹ gốc Ấn)
CEO của Facebook: Mark Zuckerberg (người Mỹ)
CEO của Apple: Tim Cook (người Mỹ)
Một số CEO thành công tại Việt Nam
CEO của Microsoft Việt Nam: Vũ Minh Trí
CEO của Viettel: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
CEO của Thế giới di động – Điện máy xanh: Nguyễn Đức Tài
Ý kiến bạn đọc (0)