Blog

Chữ ký số là gì? Các thông tin cần biết về chữ ký số

327

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về khái niệm “chữ ký số”.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số (hay còn gọi là chứng thư số) là thông tin đi kèm theo dữ liệu (Văn bản: Word, Excel, file PDF…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký số được hiểu như dấu điện tử của doanh nghiệp, chữ ký cá nhân trên văn bản giấy tờ. Vì vậy, chữ ký số không những chỉ dùng trong việc kê khai thuế mà người sử dụng còn có thể dùng trong tất cả các giao dịch điện tử với mọi tổ chức và cá nhân khác.

Chữ ký số dùng để làm gì?

Hiện nay ở Việt Nam có một số nhà cung cấp chữ ký số như: viettel, fpt, bkav, ck, vina, newtel, nacencomm và safe. Các nhà cung cấp này được cấp phép cung cấp dịch vụ này và Hỗ trợ kê khai thuế là đại lý cấp 1 phân phối cho các nhà cung cấp này. Trong Doanh nghiệp, các bạn có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng, Kê khai Hải quan điện tử và gần đây chữ ký số còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực Bảo hiểm.

Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB được gọi là USB Token. Chứ ký số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.

Thông tin trong chữ ký số

  • Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
  • Số hiệu của chứng thư số (số seri)
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
  • Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Ưu điểm của chữ ký số

Khả năng xác định nguồn gốc

Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng Chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa hàm băm (thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản). Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được Chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật.

Tính không thể phủ nhận

Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết.

Tính toàn vẹn

Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chữ kí số, hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

0 ( 0 bình chọn )

Trịnh Song Phúc

https://trinhsongphuc.com
Trinhsongphuc.com - Blog tổng hợp các kiến thức về MXH Facebook, Game và những thông tin bổ ích khác được biên tập bởi Trịnh Song Phúc

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm