Blog

Danh từ là gì? Phân loại danh từ trong Tiếng Việt

361

Danh từ là một trong những từ loại quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Để hiểu thế nào là danh từ, cách phân loại danh từ sử dụng sao cho đúng là điều thực sự cần thiết và hữu ích.

DANH TỪ LÀ GÌ?

Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, cây cối, hiện tượng, …

Ví dụ:

  • Sách, vở, gió, mưa,…
  • Ông, bà, bố, mẹ, ….

PHÂN LOẠI DANH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của tưng người, từng sự vật cụ thể… Danh từ riêng bao gồm:

  • Danh từ riêng chỉ tên người: Tên riêng của người Việt thường dùng 3 yếu tố: họ, đệm, tên. Bên cạnh tên riêng chính thức, người Việt còn dùng tên riêng thông dụng và tên riêng đặc biệt (bí danh, bút danh, biệt hiệu…)
  • Danh từ riêng chỉ sự vật: gồm tên gọi của một con vật cụ thể, tên gọi
    một đồ vật cụ thể, tên gọi tổ chức xã hội cụ thể, địa danh…

Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái quát, trừu tượng không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi tên. Bao gồm các loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

  • Danh từ chỉ đơn vị: Đây là một tiểu loại danh từ rất đa dạng, bao gồm các lớp từ không thuần nhất. Nét nổi bật của nó là khả năng kết hợp trực tiếp, vô điều kiện với số từ (là danh từ đếm được tiêu biểu).

Nhóm danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: (thường đứng ở vị trí trung gian giữa số từ và danh từ chỉ chất liệu), ví dụ: cân, tạ, lít, yến, mét, sào, mẫu, cốc, thúng, bó, chai, ly …

Nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (danh từ chỉ loại, loại từ): Đây là một tiểu loại danh từ khá đặc biệt. Tiếng Việt có các danh từ chỉ loại chuyên dùng như: con, tấm, bức, cái, chiếc, ngôi, hòn, đứa, thằng; có những danh từ chỉ loại lâm thời như: người, ông, bà, cô, bác, anh, chị, em …, cây, quả, lá, ngọn …

  • Danh từ chỉ sự vật
    • Danh từ tổng hợp: danh từ tổng hợp dùng để gọi tên những sự vật tồn tại thành từng tổng thể gồm nhiều sự vật cùng loại với nhau hoặc có chung một số đặc điểm nào đấy. Ví dụ: quần áo, sách vở, chợ búa, đất đai, bàn ghế …
    • Danh từ không tổng hợp: bao gồm các tiểu loại khác nhau:
      • Nhóm danh từ chỉ chất liệu: biểu thị sự vật có ý nghĩa chỉ về chất liệu ở các thể chất khác nhau. Ví dụ: nước, dầu, mỡ, khí, hơi, đường, bột, cát, sạn,…
      • Nhóm danh từ chỉ khái niệm thời gian, không gian: chốn, miền, phía hướng, hồi, dạo, buổi, vụ, mùa, khi, lúc, thuở …
      • Nhóm danh từ chỉ khái niệm về sự vật, sự việc, khái niệm trừu tượng: sự, nỗi, niềm, cuộc, trận, phen, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, bắc …
      • Nhóm danh từ chỉ người: bao gồm từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, tầng lớp xã hội … Ví dụ: ông, bà, anh, chị, cô, bác, đàn ông, đàn bà, bác sĩ, kỹ sư, học sinh, hiệu trưởng …
      • Nhóm danh từ chỉ đồ vật, động vật, thực vật. Ví dụ: bàn, ghế, sách, vở, tre, trúc, hoa, quả, trâu, bò, gà, vịt …
      • Nhóm danh từ chỉ đơn vị tổ chức, địa lý, chẳng hạn: tỉnh, xã, phường, đoàn, ủy ban, viện, khoa, trường …

Kết luận

Hi vọng, với bài viết này các bạn đã có thể phần nào hình dung được danh từ và các loại danh từ để vận dụng một cách chính xác nhất trong văn viết và văn nói.

0 ( 0 bình chọn )

Trịnh Song Phúc

https://trinhsongphuc.com
Trinhsongphuc.com - Blog tổng hợp các kiến thức về MXH Facebook, Game và những thông tin bổ ích khác được biên tập bởi Trịnh Song Phúc

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm