Blog

Nfc là gì? Ứng dụng của nfc trong cuộc sống

411

Một trong những công nghệ đang là tâm điểm của sự chú ý trên điện thoại gần đây là NFC. NFC là tên viết tắt của Near Field Communication, tạm dịch là công nghệ giao tiếp tầm ngắn. Tuy nhiên, không ít người trong chúng ta vẫn còn khá mơ hồ về nó. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu công nghệ này là gì qua bài viết sau nhé.

NFC là gì?

NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification – RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.

Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn.Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh, đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn…

Lịch sử của NFC?

NFC (Near Field Communication) được phát triển dựa trên nguyên lý tần số vô tuyến nhận dạng (Radio-frequency identification – RFID). RFID cho phép một đầu đọc gởi sóng radio đến một thẻ điện tử thụ động để nhận dạng và theo dõi. Phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton vào năm 1983. Năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành lập NFC Forum.

NFC Forum đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của công nghệ NFC. Forum luôn khuyến khích người dùng chia sẻ, kết hợp và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC. Thêm vào đó, đối với các nhà sản xuất thì NFC Forum khuyến khích phát triển và nhận định những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC. Hiện tại, NFC Forum có 140 thành viên trong đó bao gồm rất nhiều cái tên như LG, Nokia, HTC, Motorola, NEC, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Toshiba, AT&T, Sprint Nextel, Rogers, SK, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Texas Instruments, Qualcomm và NXP.

Năm 2006, NFC Forum bắt đầu thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag) và cũng trong năm này, Nokia đã cho ra đời chiếc điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên là Nokia 6131. Tháng 1 năm 2009, NFC công bố tiêu chuẩn Pear-to-Pear để truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth, v.v… Với sự phát triển thành công của hệ điều hành Android, năm 2010, chiếc smartphone thế hệ 2 của Google là Nexus S đã trở thành chiếc điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC.

Cuối cùng, tại sự kiện Google I/O năm nay, NFC một lần nữa chứng tỏ tiềm năng của mình với khả năng chia sẻ không chỉ danh bạ, địa chỉ URL mà còn là các ứng dụng, video và game. Thêm vào đó, công nghệ NFC cũng đang được định hướng để trở thành một công cụ thanh toán trên di động hiệu quả. Một chiếc smartphone hay máy tính bảng với chip NFC có thể thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một chìa khóa hoặc thẻ ID.

NFC hoạt động như thế nào?

Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị thứ 2 là mục tiêu (target). Bí mật của NFC nằm ở đây, initiator sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) đủ để cung cấp năng lượng cho target vốn hoạt động ở chế độ bị động. Target của NFC sẽ không cần điện năng, năng lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị initiator. Đây là một đặc điểm cực kỳ có ý nghĩa vì nó cho phép người ta chế tạo những thẻ tag, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn hơn do không phải dùng pin.

Ứng dụng NFC trong cuộc sống

  • Mạng xã hội: Mạng xã hội đã bùng nổ trên toàn thế giới và trên các thiết bị di động, mạng xã hội đã trở thành một yếu tố không thể thiếu song song với những tính năng cơ bản khác. Với sự hỗ trợ của NFC, người dùng có thể mở rộng và khai thác hiệu quả các tính năng như:
  • Chia sẻ tập tin: với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, người dùng có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video, ứng dụng hoặc địa chỉ URL. Ví dụ như với một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows Phone 8, bạn có thể sử dụng công nghệ NFC để chia sẻ hình ảnh hoặc sử dụng các thiết bị có tương thích với NFC – ví dụ như bộ loa Nokia Play 360 để thưởng thức âm thanh chất lượng cao qua loa mà không cần dây nối.
  • Tiền điện tử (electronic money): người dùng chỉ việc kết nối và nhập số tiền cần chi trả;
  • Chơi game trên di động: kết nối giữa 2 hay nhiều thiết bị để cùng chơi game, đặc biệt là các game đối kháng hoặc đua xe.
  • Kết nối Bluetooth và WiFi: NFC có thể được dùng để kích hoạt các kết nối không dây tốc độ cao để mở rộng khả năng chia sẻ nội dung. NFC có thể thay thế quy trình ghép nối khá rắc rối giữa các thiết bị Bluetooth hay quy trình thiết lập kết nối WiFi với mã PIN, chỉ với việc để 2 thiết bị gần nhau để ghép nối hoặc kết nối vào mạng không dây.
  • Thương mại điện tử: Kết nối với các thiết bị điện tử.Truy cập nội dung số, người dùng chỉ cần áp ĐTDĐ lên áp phích quảng cáo (có gắn thẻ từ tính – RF tag), lập tức người dùng sẽ nhận được các thông tin liên quan.
  • Thanh toán qua điện thoại: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể thực hiện các giao dịch như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chỉ với việc cho điện thoại chạm vào thiết bị thanh toán đầu cuối hoặc máy tính tiền tự động;
  • PayPal: PayPal có thể sẽ khai trương dịch vụ thương mại qua NFC vào nửa cuối năm nay;
  • Mua vé: Thiết bị hỗ trợ NFC cho phép thanh toán nhanh các loại hình dịch vụ công cộng như vé tàu, vé xe bus, vé máy bay, vé xem phim, v.v…
  • Thẻ lên tàu: Thiết bị hỗ trợ NFC có thể đóng vai trò như một tấm thẻ lên tàu giúp giảm bớt sự chậm trễ trong quy trình kiểm tra (check-in) và nhân công;
  • Point of Sale: Năm 2006, NFC Forum đã công bố những hình mẫu NFC để một thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận dạng được. Tất cả các dấu hiệu đều được gọi chung là SmartPoster, người dùng chỉ việc cho máy quét qua SmartPoster là có thể xem được thông tin, nghe một đoạn nhạc, xem clip hoặc trailer phim.
  • Phiếu giảm giá: Cho thiết bị chạm vào một thẻ nhận dạng NFC hay SmartPoster, người dùng có thể nhận được phiếu giảm giá.
  • Hướng dẫn viên du lịch: Thiết bị sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn khi giao tiếp với các thẻ NFC cho biết nội dung liên quan tại một viện bảo tàng (tương tự mã QR);
  • Thẻ ID: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một tấm thẻ học sinh, thẻ nhân viên, thẻ chứng minh hay thẻ khám chữa bệnh
  • Chìa khóa: Một thiết bị hỗ trợ NFC có thể hoạt động như một chiếc chìa khóa nhà, văn phòng hay thậm chí xe hơi.

Thông số kỹ thuật của các thiết bị được hỗ trợ

NFC được phát triển dựa trên nhiều công nghệ không dây cự ly ngắn, khoảng cách thường dưới 4 cm. NFC hoạt động theo tần số 13.56 MHz và tốc độ truyền tải khoảng từ 106 kbit/s đến 848 kbit/s. NFC luôn yêu cầu một đối tượng khởi động và một đối tượng làm mục tiêu, chúng ta có thể hiểu nôm na là một máy sẽ đóng vai trò chủ động và máy còn lại bị động. Máy chủ động sẽ tạo ra một trường tần số vô tuyến (RF) để giao tiếp với máy bị động. Vì vậy, đối tượng bị động của NFC rất đa dạng về hình thái từ các thẻ nhận dạng NFC, miếng dán, card, v.v… Ngoài ra, NFC cũng cho phép kết nối giữa các thiết bị theo giao thức peer-to-peer.

  • Loại thẻ nhận dạng NFC hiện đang được cung cấp có bộ nhớ từ 96 đến 512 byte;
  • NFC sử dụng cảm ứng từ giữa 2 ăng-ten lặp đặt trên mỗi mặt tiếp xúc và hoạt động trên tần số 13.56 MHz;
  • Trên lý thuyết thì cự ly hoạt động giữa 2 ăng-ten tối đa là 20 cm nhưng trên thực tế chỉ khoảng 4 cm;
  • NFC hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu theo các mức từ 106, 212, 424 đến 848 kbit/s;

Thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận và truyền dữ liệu trong cùng 1 lúc. Vì vậy, thiết bị có thể nhận biết nhiễu loạn nếu tần số tín hiệu đầu thu không khớp với tần số tín hiệu đầu phát.

Kết luận

NFC là một công nghệ hết sức mới mẻ và mẻ và hữu ích. Nó sẽ là xu hướng công nghệ trong tương lai vì những ứng dụng to lớn mà công nghệ này mang lại cho chúng ta.

0 ( 0 bình chọn )

Trịnh Song Phúc

https://trinhsongphuc.com
Trinhsongphuc.com - Blog tổng hợp các kiến thức về MXH Facebook, Game và những thông tin bổ ích khác được biên tập bởi Trịnh Song Phúc

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm