Blog

Niên Chế Là Gì? Học Theo Niên Chế & Học Theo Tín Chỉ Có Gì Khác Biệt?

327

Chương trình học đại học tại Việt Nam thường áp dụng theo 2 cách học: học theo niên chế và học theo tín chỉ. Đây đều là những hình thức học phổ biến đã được áp dụng tại hầu hết các trường. Tuy nhiên, khi nhắc đến 2 hình thức này nhiều bạn sinh viên, thậm chí có cả các thầy cô chỉ nắm được những kiến thức mơ hồ, và nhiều khi dễ bị nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ là những tổng hợp cơ bản mà chúng ta không nên bỏ lỡ.

NIÊN CHẾ LÀ GÌ?

Học theo niên chế: là học theo đơn vị là năm học, mỗi chương trình học của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

Học theo tín chỉ: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…;. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỌC THEO NIÊN CHẾ VÀ HỌC THEO TÍN CHỈ

Niên chế:

  • Người dạy học là trung tâm, người học xoay quanh quỹ đạo của người dạy;
  • Chương trình học, thời gian, tiến độ và nội dung thường được ấn định sẳn, sinh viên thường bị động
  • Sinh viên tham gia với vai trò bị động;
  • Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt;
  • Khuyến khích tự học nhưng không phải là một phần bắt buộc theo quy định.

Tín chỉ: Người học là trung tâm của quá trình đào tạo;

  • Chương trình học linh hoạt hơn, sinh viên có thể chủ động trong việc sắp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn học cho một kỳ;
  • Sinh viên chủ động tham gia vào môi trường cộng tác dạy – học;
  • Sinh viên phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp…
  • Tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên

Tóm lại, bài viết mong muốn và hướng đến là người học, người dạy không nhầm lẫn giữa học theo tín chỉ hay học theo niên chế. Còn học theo hình thức nào đã không còn quan trọng nếu sinh viên ham học hỏi, chịu khó và người giảng viên phải là người có cái tâm, cái tầm để truyền đạt lại những kiến thức bổ ích cho thế hệ sinh viên non trẻ.

0 ( 0 bình chọn )

Trịnh Song Phúc

https://trinhsongphuc.com
Trinhsongphuc.com - Blog tổng hợp các kiến thức về MXH Facebook, Game và những thông tin bổ ích khác được biên tập bởi Trịnh Song Phúc

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm