Blog

Thực phẩm hữu cơ (thực phẩm organic) là gì? Phân biệt thực phẩm organic

355

Ngày nay đang là xu hướng, đang là xu thế và đang chiếm nhiều sự quan tâm của những người tiêu dùng thông thái. Xem bài viết để nắm bắt những thông tin cơ bản về thực phẩm organic nhé!

Thực phẩm organic là gì?

Thực phẩm hữu cơ (thực phẩm organic) là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), để được chứng nhận là hữu cơ, nông sản phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.

Ngoài ra USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm. Các nhãn phổ biến bao gồm:

  • Nhãn “100% Organic”: hoàn toàn là chất hữu cơ
  • Nhãn “Organic” dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ
  • Nhãn “Made with organic ingredients” (Chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ) dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ
  • Sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu

Lợi ích của việc sử dụng thực phẩm organic

Theo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), việc phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ tăng cường cấu trúc đất, bảo tồn nguồn nước, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, duy trì đa dạng sinh học, dẫn đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên , môi trường tự nhiên.Thuốc trừ sâu trong nông nghiệp thông thường không chỉ diệt cỏ, diệt côn trùng gây bệnh mà còn tích lũy trong đất và trong chuỗi thức ăn cho động vật, trong đó có cả con người. Khi con người sử dụng, thuốc trừ sâu vào cơ thể làm ảnh hưởng tới nội tiết, hệ thống miễn dịch. Nông dân tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu dẫn đến tỷ lệ sẩy thai cao, giảm khả năng sinh sản.

Những chất phụ gia sử dụng trong nông nghiệp thông thường như: chất béo Hydro hóa làm tăng nguy cơ bệnh tim, axit phosphoric làm cạn kiệt canxi trong xương, Mono sodium Glutamate gây chóng mặt, đau đầu và hen suyễn… Trong chăn nuôi thông thường, thuốc kháng sinh được sử dụng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh cho vật nuôi, sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở người do tiêu thụ gián tiếp dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt động vật.

Trái cây và rau củ trồng theo phương thức hữu cơ, sẽ dự trữ chất dinh dưỡng cao và phong phú như sắt, magie, vitamin C, chất chống oxi hóa và cung cấp một sự kết hợp cân bằng của các axit amin thiết yếu. Động vật nuôi theo phương thức hữu cơ chứa hàm lượng chất béo lý tưởng và hàm lượng dinh dưỡng cao. Dinh dưỡng tốt chiếm một vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh cho con người, thúc đẩy sức khỏe con người phát triển bền vững.

Những khái niệm dễ nhầm lẫn

Khi tìm kiếm nguồn thực phẩm “sạch”, người tiêu dùng thường thấy bối rối giữa muôn vàn lời quảng cáo “có cánh” hay những thuật ngữ kiểu “thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn giữa “organic” với các nhãn khác, không được chứng nhận hoặc chống lẫn nhau. Chắc chắn các nhãn hay khái niệm dưới đây đều có giá trị riêng, chỉ có điều chúng không phải là “hữu cơ”.

1. Locally Grown (nuôi trồng tại địa phương)

Thường được khi trên bao bì nhưng không phải nhãn chính thức. Khái niệm “địa phương” khá mơ hồ vì còn tùy thuộc vào khoảng cách đến thị trường. Sản phẩm địa phương có thể được nuôi trồng hữu cơ, nhưng đó là kết nối duy nhất. Thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương, và sản phẩm địa phương không có nghĩa là hữu cơ.

2. Natural (tự nhiên)

Đây cũng không phải là nhãn chính thức dù được ghi trên bao bì. “Tự nhiên” nghe có vẻ hữu ích nhưng lại là khái niệm khó hiểu nhất dùng cho sản phẩm. Vì đã là “tự nhiên” thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc, trong khi nó lại thường dùng cho cả sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh và đồ chơi. “Tự nhiên” không hề liên quan đến chất hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được chứng minh là an toàn cho người và môi sinh.

3. Free-Range (nuôi thả)

Không có nhãn “Nuôi thả” chính thức mặc dù nó thường được tuyên bố kèm theo các sản phẩm như bơ sữa, trứng và thịt. Khái niệm này không được kiểm soát và chỉ nói đôi chút về tập quán chăn nuôi thực tế. Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ không bắt buộc điều kiện này. Động vật có thể tận hưởng những điều kiện Sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ.

4. Biodynamic (sinh học năng động)

“Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó giúp bạn an tâm về những vấn đề không chỉ đơn giản là hữu cơ, như cộng đồng lành mạnh hay đa dạng sinh học. Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic”. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Bạn không thể giả định người nuôi trồng hữu cơ sẽ áp dụng quy tắc Biodynamic hay nhà sản xuất Biodynamic phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.

5. Hormone-Free (không có chất tăng trưởng)

Thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa và thịt, tuy nhiên nó không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Hormon-Free” sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa hoặc thịt nào mà không có Hormone, vì tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”,

6. Fair Trade (mậu dịch công băng)

Nhãn “Fair Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm là hợp lý. Về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, Và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc Xuất Xứ.

7. GMO Free (không biến đổi gen)

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận Vì một số hạn chẽ về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trông vật nuôi khác. Thay vào đó chỉ có chứng nhận của một số tổ chức nghiên cứu. Thực phẩm “GMO Free” hoặc “Non-GMO” không có nghĩa là được nuôi trông bằng chất hữu cơ. Nó có thể tương đồng ở một số cấp độ nào đó, nhưng không thể hoán đổi.

8. GAP (thực hành nông nghiệp tốt)

Đây không phải là các sản phẩm hữu Cơ mà là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học… nhưng có kiểm soát Về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, an toàn (Good Agricultural Practice) của Việt Nam (VietGAP) hoặc toàn cầu (GlobalGAP).

0 ( 0 bình chọn )

Trịnh Song Phúc

https://trinhsongphuc.com
Trinhsongphuc.com - Blog tổng hợp các kiến thức về MXH Facebook, Game và những thông tin bổ ích khác được biên tập bởi Trịnh Song Phúc

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm